Nhà Hàng Nhật Bản Có Phong Cách Phục Vụ Sai , Thông Điệp Ý Nghĩa Được Lan Truyền

Bất ngờ về “Nhà hàng của các món ăn bị phục vụ sai” tại Nhật Bản: Khi ăn uống không còn quan trọng bằng việc lan tỏa thông điệp ý nghĩa này!

 

Với quá trình già hóa dân số diễn ra nhanh chóng, 1/5 người Nhật Bản được dự đoán sẽ mắc phải hội chứng suy giảm trí nhớ vào năm 2025. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng vĩ mô đến xã hội Nhật Bản mà còn gây ra các hệ lụy trực tiếp đến những người già mắc phải, đáng buồn nhất là sự cô lập và hạn chế giao tiếp cộng đồng.

Nhận thấy những tác hại không mong muốn này, cũng như là giúp những người già mắc phải hội chứng suy giảm trí nhớ được lao động và có cơ hội hòa nhập với mọi người hơn, đồng thời nâng cao nhận thức xã hội, khuyến khích sự khoan dung, cởi mở, mô hình nhà hàng “Restaurant of Mistaken Orders” – “Nhà hàng của những món ăn bị phục vụ sai” đã được ra đời tại Nhật Bản. Cũng có các nhà hàng rất ngon để bạn quan tâm như Nhà Hàng Isushi Hải Phòng với nhiều món ăn mới lạ, Nhà Hàng Ashima 182 Triệu Việt Vương tiếp đón khách rất tận tình .

Sự ra đời của “Restaurant of Mistaken Orders”

Tên gọi của nhà hàng đã nói lên tất cả, tại đây, với đội ngũ phục vụ đa phần là những người già mất trí nhớ hoặc mất nhận thức ở một mức độ nhất định, các món ăn sẽ được phục vụ với độ chính xác không cao, thậm chí có tính ngẫu nhiên, mang đến bất ngờ cho thực khách.

“Restaurant of Mistaken Orders” ra đời vào năm 2017 tại Nhật Bản với sự sáng tạo và sáng lập của một chàng trai có tên Shiro Oguni sau khi anh gặp gỡ những người già đãng trí sống trong một khu tập thể.

“Giống như bao người thôi, nhìn nhận của tôi về những người lớn tuổi mắc phải căn bệnh mất trí nhớ là họ đãng trí, vụng về, quên trước quên sau và hay đi lang thang không biết đường về” – Shiro Oguni nói về suy nghĩ của mình trước cuộc gặp gỡ.

Tuy nhiên, quá trình tiếp xúc định mệnh ấy đã giúp anh nhận ra rằng, có thể người già họ hay đãng trí nhưng với những gì thuộc về thói quen, về nề nếp được họ thực hiện hàng chục năm trời trước khi căn bệnh mất trí xảy đến, họ sẽ không bao giờ quên. Chẳng hạn như việc nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp, đi chợ lựa chọn thực phẩm tươi,…

Thói quen ấy chính là giá trị vững bền nhất của họ, được đúc kết từ kinh nghiệm và môi trường sống mà không phải người trẻ nào cũng có thể có được. Từ đây, mô hình “Restaurant of Mistaken Orders” dần được hình thành trong tâm trí Shiro Oguni.

“Restaurant of Mistaken Orders” – nơi “cho đi” và “nhận lại”

Sau cuộc gặp, Shiro Oguni trở về và cùng các cộng sự của mình bắt đầu lên ý tưởng cụ thể hơn cho “Restaurant of Mistaken Orders” với thông điệp cốt lõi nhất: truyền bá nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh mắc trí nhớ, loại bỏ sự kỳ thị đối với người mắc bệnh.

Về mặt ý tưởng, nhà hàng rất tuyệt vời, ấy vậy mà quá trình vận hành lại khó hơn nhiều so với những gì mà nhà sáng lập Shiro Oguni tưởng tượng. Mặc dù đã định hình hướng đi nhà hàng theo kiểu “nơi sai lầm có thể xảy ra”, nhưng trông thấy các cụ già trong vai trò nhân viên phục vụ chật vật với dụng cụ xay tiêu, bưng bê các món ăn mà chẳng nhớ bàn nào gọi,… thực sự khiến Shiro Oguni khó xử.

Xem Thêm : Nhà hàng Osaka Hải Dương đã lắp đặt chuông gọi không dây MT600-1

Đáng mừng thay, sự khó xử này của Shiro Oguni đã nhanh chóng biến mất với sự giúp đỡ của chính các thực khách. Họ bước vào nhà hàng với tâm thế biết trước chuyện gì sẽ xảy ra, cho nên chẳng ai khó chịu khi các món ăn của mình không được phục vụ chính xác, trái lại, họ còn giúp đỡ và động viên các cụ già đãng trí. Cứ thế, tất cả đều cùng nhau tạo nên một nhà hàng không chỉ có lối phục vụ độc đáo mà còn tràn ngập tiếng cười, sự cảm thông, quý trọng lẫn nhau.

“Restaurant of Mistaken Orders” chính xác là không gian cho và nhận của cả hai phía thực khách và những người già đãng trí. Thực khách cho các cụ niềm vui; động lực lao động; các cụ cho thực khách hoài niệm về ông bà bố mẹ của mình, về bữa cơm gia đình quây quần bên nhau, qua đó nhắc nhở mỗi cá nhân hãy đối xử tử tế với mọi người xung quanh, kể cả khi năm tháng qua đi, mang trí nhớ của họ phai tàn.

“Ai rồi cũng sẽ già đi và chấp nhận rằng bản thân mình không còn minh mẫn. Sự suy giảm trí nhớ, trí tuệ giống như quy luật của thời gian, nó tất yếu và là bản chất của con người. Vậy thì khi một người già đãng trí bị xa lánh, đó có phải lỗi của họ không? Và họ có cần phải cố gắng thay đổi để được chấp nhận không? 

Tôi nghĩ là không, điều cần thay đổi ở đây phải đến từ nhận thức của cộng đồng đối với họ. Nhà hàng của chúng tôi vẫn đang nỗ lực để làm điều đó, không chỉ ở Nhật mà còn vươn xa hơn nữa, ở các quốc gia khác” – Shiro Oguni chia sẻ.

Phản hồi tích cực và các giải thưởng

Kết quả khả quan cho nỗ lực của anh đã phần nào được chứng minh qua các con số: Kể từ lúc đi vào vận hành cho đến nay, có khoảng 37% đơn gọi món bị phục vụ sai, nhưng 99% thực khách đều không phiền lòng. Đúng hơn là họ vui vẻ vì đã góp một phần sức mình giúp đỡ cho chính những người già phục vụ tại đây, đồng thời giúp lan xa thông điệp ý nghĩa của nhà hàng.

Không chỉ thế, ý tưởng sáng tạo cộng với thông điệp nhân văn còn giúp “Restaurant of Mistaken Orders” nhận được phản hồi tích cực từ mọi người ở khắp nơi trên thế giới khi biết đến. Thậm chí các giải thưởng danh giá cũng đã được trao cho “Restaurant of Mistaken Orders” như: giải Bạc tại Liên hoan Sáng tạo Quốc tế Cannes Lions 2019, giải Bạc tại Giải thưởng Quốc tế London (London International Awards), giải Grand Prix tại ACC TOKYO CREATIVITY AWARDS 2019,…

“Restaurant of Mistaken Orders” hiện vẫn đang vận hành theo hình thức không cố định. Tức là mô hình được diễn ra giống với một sự kiện hơn. Đi đến nhiều nơi và kêu gọi chính những người già suy giảm trí nhớ địa phương tham gia làm phục vụ. Qua đó sẽ lan tỏa rộng rãi hơn nữa ý nghĩa trong thông điệp mà nhà hàng đang hướng đến.

Để lại phản hồi